Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
'Nghệ thuật' dùng tiền của Trung Quốc với các nước giàu-nghèo
Với mỗi nước giàu, nghèo khác nhau, Trung Quốc có những cách chơi khác nhau, nhưng nó đều chung một mục đích: "Giấc mơ Trung Hoa".

 


Từ câu chuyện bán sân bay Toulouse

 

Thời gian vừa qua, cả nước Pháp nhốn nhào về thông tin chính phủ nước này quyết định bán một nửa sân bay địa phương Toulouse. Và người mua nó là gã nhà giàu quen thuộc: Trung Quốc.

 

Thông tin một tập đoàn quốc tế của Trung Quốc mua sân bay Toulouse được công bố ngày 4/12, và một tuần sau đó, Paris tuyên bố họ sẽ tiếp tục "tư nhân hóa" hai sân bay là Lyon và Nice - những sân bay mang đầy tính "nhạy cảm."

 

Và Bộ trưởng kinh tế Pháp Emmanuel Macron cũng chẳng ngại giấu giếm về khả năng Pháp sẽ tiếp tục để các nhà đầu tư Trung Quốc mua những cổ phần này nếu "họ có tiền, có kế hoạch mở thêm những tuyến bay thẳng." Chính phủ Pháp cũng hé mở về khả năng bán thêm cổ phần của một số công ty điện lực lớn và công ty xổ số.

 

Người Pháp lập tức có những chỉ trích đến hành động này của chính phủ. Những thăm dò dư luận từ người dân của truyền thông Pháp cho biết họ không muốn Trung Quốc sở hữu những sân bay này. Họ e ngại việc người tiêu dùng sẽ bị bắt chẹt với giá dịch vụ lên cao, hoặc chất lượng dịch vụ sẽ giảm sút. Điều này đã được minh chứng qua nhiều trường hợp với những danh từ mang tính kinh điển kiểu như "chất lượng Trung Quốc", "dịch vụ Trung Quốc"...

 


Sân bay Toulouse mà Pháp đã bán một nửa cho tập đoàn của Trung Quốc

 

Chính phủ Pháp đã trấn an dư luận bằng việc cam kết không bao giờ để các doanh nghiệp tư nhân kiểm soát quá bán (50,01%) giá trị của những sân bay này. Tuy nhiên, giới chính trị gia cũng lập tức lên tiếng phản đối các quyết định của Paris, kể cả cánh tả hay cánh hữu.

 

"Thà rằng bán cho những đối tác châu Âu, Mỹ hay Nhật Bản còn hữu lý hơn bán cho Trung Quốc. Tôi lo ngại về những vấn đề môi trường và các tác động khó lường khác" - Nghị sĩ Bernard Keller nhận định.

 

Còn Thượng nghị sĩ Pháp, bà Marie-Noëlle Lienemann chỉ trích: "Bộ trưởng kinh tế đang nghĩ ông ta điều hành Hy Lạp, nơi mà chính phủ bán mọi cảng biển cho Trung Quốc để nhanh chóng khỏa lấp những lỗ thủng trong ngân sách."

 

Tuy nhiên, đây là cuộc chơi tài chính, một cách công bằng, ai có tiền, người đó được phép mua thứ đã được rao bán. Đó là cách chơi sòng phẳng của người phương Tây, và Trung Quốc hiểu rõ cách chơi đó.

 

Họ có tiền, và họ mua thứ muốn mua. Tất nhiên Paris sẽ có nhưng giao kèo đi kèm, nhưng điều chắc chắn rằng Bắc Kinh có cơ hội phát triển kinh tế với những sân bay đó. Ví dụ việc mở đường bay thẳng sẽ khiến họ kiếm lời từ nhu cầu đi du lịch nước ngoài ngày càng gia tăng của dân Thượng Hải hay Bắc Kinh.

 

Nhưng nhiều người Pháp không thích Trung Quốc, họ lo ngại các kỹ sư, nhà khoa học hàng không sẽ nhòm ngó công nghệ máy bay Airbus (trụ sở chính tại Toulouse).

 


Một cảng biển của Hy Lạp hiện đang là sở hữu của tập đoàn Trung Quốc

 

Họ lo ngại Trung Quốc sẽ lợi dụng quyền sở hữu của họ với các sân bay này để có những áp đặt, chi phối, chèn ép. Kinh nghiệm của Hy Lạp với việc bán hải cảng cho Trung Quốc đủ để chứng tỏ song song với những lợi ích kinh tế, Bắc Kinh còn muốn kiểm soát những lịch vực mang tính yết hầu của một quốc gia, từ đó đòi hỏi các yêu sách khác.

 

Tuy nhiên, đây là cách chơi đồng tiền, và Trung Quốc tất nhiên, họ là những người có tiền. Mọi thứ đều sòng phẳng. Quyết định là của Paris, của người bán.

 

Với các nước nghèo?

 

Đó là cách chơi của Bắc Kinh với những nước giàu có. Các quốc gia thuộc châu lục ánh sáng, châu lục văn minh như Pháp chắc chắn không khốn khó đến mức phải "cắt đất bán dần" cho Trung Quốc. Đó là lý do vì sao đồng tiền của Bắc Kinh chỉ có thể dừng lại ở những thỏa thuận kinh tế đàng hoàng, được quy định từ các hợp đồng tài chính.

 

Còn việc Trung Quốc xử lý ra sao với những hợp đồng đó, với những tài sản mua về đó, sẽ còn là câu chuyện dài phía sau, nhưng chắc chắn họ sẽ kiếm lời, trước mắt là kinh tế, sau này có là chính trị hay không, còn phải chờ vào những nước cờ tiếp theo.

 

Nhưng có điều có thể khẳng định rằng, Trung Quốc càng giàu, càng nắm giữ nhiều tài sản của châu Âu, càng kiểm soát các lĩnh vực yết hầu, thì Trung Quốc càng tiến sát đến ngôi vị cường quốc số một thế giới.

 

Còn với những nước nghèo, đồng tiền của Trung Quốc có một uy lực đáng sợ hơn rất nhiều. Thời gian gần đây, Bắc Kinh liên tiếp công bố các hợp đồng đường sắt trên toàn thế giới. Mỗi lục địa, mỗi quốc gia đầu tàu của các khu vực chậm phát triển như Mỹ Latinh, châu Phi, Đông Nam Á... Bắc Kinh đều có những dự án đường sắt.

 


Công nhân Trung Quốc ngập tràn châu Phi, đặc biệt trong các dự án về năng lượng, khoáng sản

 

Sở dĩ các quốc gia như Nigeria, Mexico, Nam Phi, Brazil, Myanmar, Lào, Cuba... muốn hợp tác với Trung Quốc bởi đơn giản, Bắc Kinh sẽ chi toàn bộ, hoặc phần lớn vốn đầu tư cho các dự án đó. Đổi lại, họ có quyền khai thác, quyền thu lời, hoặc chí ít, họ xuất khẩu được công nghệ, công nhân...

 

Cần nhớ rằng mọi hợp đồng của Trung Quốc đều nhằm vào những khu vực đầy "nhạy cảm". Ví dụ như ở Nigeria, tuyến đường sắt mà Trung Quốc đang xây dựng sẽ trải dọc sườn Đông quốc gia này, nơi có nhiều tài nguyên và kinh tế giàu có nhất.

 

Áp đặt, chi phối, và lệ thuộc sẽ là kịch bản với những nước nghèo mà Bắc Kinh nhắm tới khi sử dụng đồng tiền. Cách chơi này của Trung Quốc đã trở thành quen thuộc, khiến nhiều quốc gia khi nhận ra mình đang đứng trên miệng hố, sẽ phải vất vả để "thoát Trung".

 

Nghệ thuật dùng tiền mà Trung Quốc đang sử dụng phải nói rằng hiệu quả, hiệu quả đến mức nó có thể điều khiển, áp đặt cả những nước siêu cường như Nga. Và cần nhớ, với tư tưởng của những nước như Trung Quốc, đến "nghệ thuật" cũng phải có định hướng, và cách dùng tiền này chỉ có một đích nhắm duy nhất là giấc mơ về một Đại Trung Hoa.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực (16-05-2024)
    Patrior sẽ lập tức bị phá hủy nếu được đưa tới Kharkiv? (16-05-2024)
    Ông Putin tuyên bố quan hệ Nga – Trung không nhằm chống lại ai (16-05-2024)
    Vụ ám sát Thủ tướng Slovakia mang động cơ chính trị rõ rệt (16-05-2024)
    Tổng thống Ukraine hoãn mọi lịch công du nước ngoài trước đà tiến của lực lượng Nga (16-05-2024)
    Chuyện gì đang xảy ra ở Bộ Quốc phòng Nga? (16-05-2024)
    Tình hình căng thẳng, Tổng tư lệnh quân đội Ukraine ra chiến trường (15-05-2024)
    Chân dung tân Thủ tướng Singapore Lawrence Wong (15-05-2024)
    Pháp và Hàn Quốc tăng viện trợ quân sự cho Ukraine (14-05-2024)
    Mỹ cam kết gói viện trợ mới giúp Ukraine thay đổi cục diện (14-05-2024)
    Quân Nga tiến vào Kharkov, ông Zelensky kêu gọi người dân Ukraine bình tĩnh (13-05-2024)
    Ukraine thay chỉ huy chủ chốt giữa lúc Nga tiến quân về Kharkiv (13-05-2024)
    4 tiểu đoàn Chechnya chuẩn bị tấn công vào Sumy? (12-05-2024)
    Chung cư Nga trúng pháo kích nghi từ Ukraine, 22 người thương vong (12-05-2024)
    Saudi Arabia tái khởi động tòa tháp cao nhất thế giới (12-05-2024)
    Cuộc tấn công của Nga khiến Ukraine lộ điểm yếu chết người (12-05-2024)
    Chung cư Nga trúng pháo kích nghi từ Ukraine, 22 người thương vong (12-05-2024)
    Nghị sĩ Đức đề xuất NATO áp đặt vùng cấm bay ở miền Tây Ukraine (12-05-2024)
    Israel vẫn nhận được hàng tỷ USD vũ khí dù Mỹ tạm dừng cung cấp (10-05-2024)
    Tổng thống Nga Vladimir Putin đệ trình ứng cử viên Thủ tướng lên Hạ viện (10-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Mỹ: Vai trò trung gian tại Trung Đông đang lung lay (16-12-2014)
    Phương Tây tìm kiếm thoả thuận mới với Nga về South Stream (16-12-2014)
    Thủ tướng Nga nói Ukraine không có triển vọng gia nhập EU (16-12-2014)
    Tiêu diệt hung thủ làm nước Úc rúng động (16-12-2014)
    Phép thử cho Thủ tướng Abe (15-12-2014)
    Nga - Mỹ căng thẳng, Trung Quốc lợi đơn lợi kép (15-12-2014)
    IS đã tấn công nước Úc? (15-12-2014)
    Chiến thuật 'mượn sức thắng sức' của Nga (15-12-2014)
    ​Phép thử cho chính sách kinh tế của Thủ tướng Abe (14-12-2014)
    Kiếm bộn tiền nhờ giống hệt Obama (14-12-2014)
    Tổng thống Ukraine đang thất hứa với dân? (14-12-2014)
    Nga lấy gì đáp trả đòn phạt mới của Mỹ? (14-12-2014)
    Nga “phản công” ngoạn mục, phương Tây sững sờ (13-12-2014)
    IS biết ơn Mỹ đã giúp tạo ra tổ chức (13-12-2014)
    Người dân Nicaragua kịch liệt phản đối "Con kênh Trung Quốc" (13-12-2014)
    Triều Tiên lần hai công khai "xa lánh" Trung Quốc (13-12-2014)
    Ai là người Trung Quốc? Chính trị bản sắc tại Đài Loan và Hong Kong (12-12-2014)
    Phong trào chiếm trung tâm Hồng Kông đạt được gì? (12-12-2014)
    Mỹ - Trung luận anh hùng (12-12-2014)
    Nga khoét sâu mâu thuẫn Mỹ-đồng minh (12-12-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153084083.